
🌍 Bối cảnh: Cuộc chuyển đổi lớn trong ngành cà phê đặc sản
Những ngày gần đây, trên cộng đồng mạng cũng như trong ngành cà phê thế giới và Việt Nam xôn xao và bàn luận rất nhiều về chủ đề này. Cụ thể là vào tháng 4/2025, Hiệp hội Cà phê Đặc sản (SCA) và Viện Chất lượng Cà phê (CQI) tuyên bố hợp nhất một phần hoạt động, trong đó SCA sẽ tiếp quản việc triển khai hệ thống đào tạo và đánh giá Q Grader thông qua chương trình mới có tên “Evolved Q”, đồng thời áp dụng mô hình Coffee Value Assessment (CVA) – một bước tiến được xem là “cách mạng hóa” trong việc định giá trị cà phê đặc sản.
Đây không chỉ là sự thay đổi về kỹ thuật đánh giá, mà còn là sự điều chỉnh hệ quy chiếu chất lượng và giá trị trong toàn ngành, ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân, nhà sản xuất, nhà rang xay và cả hệ thống thương mại toàn cầu.
Trong bài viết này, ad muốn chia sẻ thông tin và phân tích mang tính trung lập, cả nhà mình cùng xem nhé.
🔍 Đầu tiên, CVA là gì và khác gì với hệ thống Q hiện tại? Dưới đây sẽ là phần so sánh cụ thể:”
❖ Q Grader hiện tại:
• Dựa trên bảng điểm 100 của CQI.
• Tập trung vào đánh giá cảm quan chủ quan thông qua chấm điểm aroma, flavor, body, acidity, uniformity, balance…
• Kết quả: Một số điểm duy nhất (cupping score) đại diện cho “chất lượng”.
❖ CVA – Coffee Value Assessment:
• Là hệ thống đa chiều, chia đánh giá thành 4 phần:
1. Physical Assessment: xác định độ ẩm, khiếm khuyết vật lý trong mẫu cà phê nhân xanh dựa trên tiêu chuẩn của SCA. Kết quả có thể áp dụng linh hoạt với nhiều hệ thống phân loại khác nhau.
2. Descriptive Assessment: Mô tả khách quan đặc tính hương vị, hay có thể hiểu là nhận diện các đặc tính hương vị và mùi thơm, nhưng không gán giá trị tích cực hay tiêu cực – không mang tính sở thích cá nhân.
3. Affective Assessment: Đánh giá chủ quan về mức độ yêu thích của người nếm đối với mẫu.
4. Extrinsic Assessment: Phân tích giá trị ngoại sinh như câu chuyện nguồn gốc, bền vững, phương pháp canh tác, phương pháp chế biến – giúp đánh giá đầy đủ hơn giá trị của cà phê.
🧠 Nếu so sánh với hệ thống cupping năm 2004 – chỉ tập trung đánh giá yếu tố cảm quan chủ quan và mô , CVA sẽ mở rộng góc nhìn và khía cạnh đánh giá hơn, từ nguồn gốc xuất xứ, câu chuyện, cơ lý cảm quan, hương vị…
CVA không chỉ trả lời “cà phê này ngon không?”, mà còn trả lời “tại sao cà phê này có giá trị?”, “giá trị ấy nằm ở đâu và được nhìn nhận ra sao từ nhiều phía?” Hay có thể hiểu theo một khía cạnh khác, đó là người mua sẽ người quyết định mua hoặc không mua dựa trên 4 yếu tố: đo lường, ngoại sinh, khách quan và chủ quan.
Bất kì sự thay đổi nào cũng sẽ có lợi ích và thách thức, sau đây là một số lợi ích và thách thức:
📈 Lợi ích chiến lược từ sự chuyển đổi sang CVA
Đối với ngành cà phê toàn cầu:
• Tăng tính minh bạch: Phân biệt rõ giữa yếu tố cảm tính và mô tả kỹ thuật, tránh thiên kiến cá nhân trong chấm điểm.
• Tăng tính công bằng cho nhà sản xuất: Các yếu tố như nguồn gốc, phương pháp canh tác bền vững, truy xuất minh bạch… được ghi nhận như một phần của “giá trị cà phê”.
• Tăng năng lực phân tích thị trường: CVA giúp tạo nên một ngôn ngữ chung, dữ liệu chuẩn hóa hơn cho chuỗi cung ứng.
Đối với Việt Nam – Một nước xuất khẩu cà phê lớn:
• Cơ hội nâng tầm giá trị cà phê xanh: Chất lượng không còn bị quyết định hoàn toàn bởi gu của người chấm, mà dựa trên mô tả và phân tích cụ thể, khách quan hơn.
• Thay đổi tư duy sản xuất: CVA thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào chất lượng theo hướng bền vững, minh bạch và có chiều sâu.
• Tăng năng lực tiếp cận thị trường cao cấp: Khi hệ thống đánh giá được tiêu chuẩn hóa toàn cầu, cà phê Việt Nam có thêm cơ hội thuyết phục khách hàng khó tính.
⚠️ Thách thức hiện hữu
1. Liệu những gì đã được hình thành và xây dựng trong 20 năm qua, hiện đang vận hành khá tốt thì sự thay đổi lần này có quá nhanh?
2. Thiếu nhân lực cập nhật kiến thức mới: Nhiều Q Grader cần tham gia khoá học chuyển đổi “CVA for Cuppers” trong năm 2025 nếu không sẽ mất hiệu lực.
3. Chi phí tái đào tạo và đầu tư hệ thống cảm quan: Các phòng lab, nhà rang cần cập nhật phương pháp mô tả mới.
4. Nguy cơ tụt hậu nếu không thích nghi kịp: Những đơn vị chậm chuyển mình có thể mất vị thế trong chuỗi cung ứng giá trị cao.
5. Sự bối rối và có phần bức xúc đến từ cộng đồng Q sau khi đã bỏ rất nhiều công sức, chi phí, thời gian nhưng không được đóng góp ý kiến vào sự thay đổi này, cũng như sự thay đổi đến quá nhanh và bất ngờ, những gì đã bỏ ra gần như trở thành “công cốc” chỉ sau một đêm.
🎯 Định hướng từ góc nhìn của Cty Hồ Phượng
Là một nhà sản xuất và chế biến cà phê nhân xanh tại Việt Nam, chúng tôi xác định rõ:
1. Chủ động chuyển đổi sang hệ thống CVA: dù đúng hay sai, nhưng chắc chắn Hồ Phượng sẽ cập nhập thay đổi, tập huấn nội bộ để cập nhật công cụ đánh giá mới. Từ đó, sẽ linh động để tìm được hướng đi, cách đi tốt nhất.
2. Tái cấu trúc chuỗi giá trị nội bộ: Ghi nhận và truyền thông rõ các yếu tố tạo nên giá trị cà phê từ khâu canh tác – chế biến – truy xuất – cảm quan.
3. Xây dựng thương hiệu trên nền tảng minh bạch và bền vững: CVA là cơ hội để chúng ta chứng minh cà phê Việt Nam không chỉ ngon – mà còn đáng giá.
📌 Ông bà ta có câu: “trong cái khó ló cái khôn”. Thách thức có nhiều đấy, nhưng đây cũng có thể là thời điểm “vàng” để tái định vị cà phê Việt nếu chúng ta có hướng đi và cách làm đúng đắn, phù hợp.
Chúng tôi tin rằng sự thay đổi từ Q Grader sang CVA không chỉ là kỹ thuật, mà là một cuộc cách mạng trong tư duy về giá trị cà phê đặc sản.
Chia sẻ với Hồ Phượng những góc nhìn của bạn trong làm cà phê!
Truy cập Website: https://hophuongcoffee.com/
Hotline: (+84) .961.799.700
Tiktok : https://www.tiktok.com/@caphenhanhophuong
Zalo: https://zalo.me/hophuongcoffee
#CVA #QGrader #EvolvedQ #SCA #CQI #SpecialtyCoffee #CaPheVietNam #CaPheDacSan #CoffeeValueAssessment #ChuyenDoiNganhCaPhe #Cupping #CoffeeProducer #GreenCoffee #hophuongcoffee